Khác với mật ong, sữa ong chúa là một chất được ong thợ tiết ra dưới dạng thạch để nuôi ấu trùng ong chúa. Chính vì điều này, tác dụng của sữa ong chúa cũng khác so với mật ong. Hãy cùng ongmat.vn tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Tác dụng của sữa ong chúa trong việc chăm sóc sức khỏe

Giảm huyết áp

Sữa ong chúa có tác dụng bảo vệ tim và hệ tuần hoàn bằng cách giảm huyết áp. Một số nghiên cứu cho thấy các protein trong sữa ong chúa làm giãn các tế bào cơ trơn trong tĩnh mạch và động mạch, từ đó làm giảm huyết áp.

Hạn chế nguy cơ các bệnh về tim mạch

Sữa ong chúa làm giảm lượng cholesterol trong máu. Đây là “bài thuốc” tuyệt vời đối với người mắc xơ cứng động mạch, hay đau thắt ngực.

Một số loại protein trong sữa ong chúa có tác động tích cực đến cholesterol, duy trì khả năng đàn hồi của mạch máu. Từ đó, bảo vệ sức khỏe của tim là tăng khả năng co bóp của tim.

Sữa ong chúa có nhiều tác dụng trong việc chăm sóc sức khỏe
Sữa ong chúa có nhiều tác dụng trong việc chăm sóc sức khỏe

Hỗ trợ điều trị ung thư

Bệnh nhân ung thư phải trải qua quá trình hóa trị nên thường gặp các tác dụng phụ tiêu cực, điển hình là suy tim, viêm và các vấn đề liên quan đến đường tiêu hóa. Sử dụng sữa ong chúa có thể làm giảm một số tác dụng phụ tiêu cực liên quan đến phương pháp điều trị ung thư. Mặc dù đáng mừng nhưng nghiên cứu về việc sử dụng sữa ong chúa để hỗ trợ ung thư vẫn còn đang gây tranh cãi.

Hạn chế một số triệu chứng mãn kinh

Quá trình mãn kinh làm giảm nội tiết tố liên quan đến các tác dụng phụ về thể chất và tinh thần. Ví dụ như đau đầu, giảm trí nhớ, trầm cảm hay lo lắng. Sữa ong chúa có hiệu quả trong việc giảm trầm cảm và cải thiện trí nhớ. 

Ổn định đường huyết

Các dưỡng chất có trong sữa ong chúa có khả năng kiểm soát lượng đường trong máu và độ nhạy của insulin thông qua cân bằng quá trình oxy hóa và tình trạng viêm. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng người béo phì sử dụng sữa ong chúa khiến độ nhạy insulin tăng lên, giúp bảo vệ gan, tụy và mô sinh sản.

Điều trị khô mắt

Sữa ong chúa có khả năng điều trị tình trạng khô mắt. Tác dụng của sữa ong chúa lúc này là làm tăng tiết nước mắt từ các tuyến lệ. Từ đó giảm sự khô, căng và lờ đờ. Vì ít gây ra tác dụng phụ nên sữa ong chúa được ứng dụng vào việc điều trị khô mắt.

Xem thêm: Hậu COVID-19, mật ong rừng được “săn đón” như thế nào

Tác dụng của sữa ong chúa trong việc làm đẹp

Ngăn ngừa lão hóa

Theo thời gian, quá trình sản sinh collagen trở nên ít đi, khiến da mỏng khô, chảy xệ và kém đàn hồi. Ngoài việc bổ sung collagen, bạn có thể sử dụng sữa ong chúa để kìm hãm sự lão hóa. Bởi trong sữa ong chúa chứa các dưỡng chất tái tạo và giúp da luôn tươi trẻ như flavonoid, axit nucleic, axit decanoic, enzim và một số hormone khác. Đây là tác dụng của sữa ong chúa mà phái đẹp thường cũng mong đợi.

Sữa ong chúa được ứng dụng trong việc điều trị chứng khô mắt
Sữa ong chúa được ứng dụng trong việc điều trị chứng khô mắt

Hỗ trợ điều trị nám và tàn nhang

Sữa ong chúa đã được chứng minh là hiệu quả với làn da tàn nhang và nám sạm, nhất là nám và tàn nhang do thay đổi nội tiết tố nữ. Ngoài các vitamin và biotin, sữa ong chúa còn chứa lượng hormone có lợi cho cơ thể. Các loại hormone này làm tiêu diệt các gốc tự do và các nguyên tố gây ra tàn nhang và nám. Đây cũng là một tác dụng của sữa ong chúa mà các mẹ sau sinh hy vọng đạt được.

Tạo hàng rào bảo vệ và phục hồi làn da

Khi da tiếp xúc trực tiếp với tia UV thì rất dễ sinh nám và nhanh lão hóa. Sử dụng sữa ong chúa giúp làn da được tái tạo nhanh chóng và bảo vệ da khỏi tác động xấu từ ánh nắng mặt trời.

Sửa chữa vùng da bị tổn thương

Dùng sữa ong chúa giúp ngăn chặn các tác hại từ hóa chất, tia bức xạ, tia UV và ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, trong sữa ong chúa có chứa các chất kháng viêm giúp phục hồi làn da mụn và chống viêm da.

Có lợi cho tóc và da đầu

Một trong những nghiên cứu được công bố gần đây của Viện Sinh học Ong mật thì các protein và khoáng chất thiết yếu trong sữa ong chúa giúp phục hồi các tổn thương trên mái tóc. Các protein này cũng làm “nhiệm vụ” trẻ hóa tóc và giữ cho nang tóc khỏe mạnh.

Chưa kể, trong sữa ong chúa chứa nhiều biotin giúp cải thiện tình trạng tóc chẻ ngọn, da đầu dầu, kích thích tóc mọc nhanh, tăng sự đàn hồi và chống gãy rụng tóc. Bên cạnh đó, còn có thành phần Vitamin B5 ngăn chặn tình trạng tóc bạc sớm.

Xem thêm: Chọn mua mật ong thế nào cho đúng?

Những đối tượng chống chỉ định với sữa ong chúa

Người dị ứng phấn hoa: Dù tác dụng của sữa ong chúa đã được công nhận trong việc chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp, song người bị dị ứng phấn hoa không nên dùng sản phẩm sữa ong chúa. Những phản ứng có thể xảy ra khi sử dụng là khó chịu về tâm lý, không ổn định trong cơ thể hay thậm chí là sốc phản vệ gây nguy hiểm.

Người bệnh hen suyễn: Những người mắc bệnh này có thể gặp một vài triệu chứng nghiêm trọng nếu dùng sữa ong chúa, đặc biệt là loại nguyên chất chưa qua quy trình xử lý.

Người bị huyết áp thấp: Nhiều dưỡng chất trong sữa ong chúa cản trở sự hoạt động bình thường của tim, làm giãn động mạch và gây tụt huyết áp. Vì vậy, những người có tiền sử huyết áp thấp không nên dùng sữa ong chúa.

Người hay đau bụng đi ngoài: Trong sữa ong chúa chứa chất độc của nọc ong, gây rối loạn chức năng đường ruột. Vì vậy, người hay đau bụng đi ngoài không nên dùng sữa ong chúa.

Cần cẩn trọng trong việc sử dụng sữa ong chúa cho người huyết áp thấp, thai phụ, người dị ứng phấn hoa,...
Cần cẩn trọng trong việc sử dụng sữa ong chúa cho người huyết áp thấp, thai phụ, người dị ứng phấn hoa,…

Thai phụ: Trong sữa ong chúa chứa nhiều chất gây co thắt tử cung và cản trở sự phát triển của thai nhi. Nếu bổ sung sữa ong chúa vào chế độ ăn uống hàng ngày sẽ gây nguy hiểm đến thai nhi.

Người đang bị bệnh truyền nhiễm và đang sốt: Khi đang mắc bệnh truyền nhiễm và đang sốt thì cần phải hạ sốt. Vì vậy, tuyệt đối không dùng sữa ong chúa để tăng thêm dưỡng chất vì sẽ khiến bệnh kéo dài.

Bệnh nhân ung thư vú: Sữa ong chúa đã được chứng minh rất tốt trong việc cải thiện estrogen cho phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh. Tuy nhiên, đối với phụ nữ mắc bệnh ung thư vú thì điều này lại làm cho tế bào ung thư phát triển. Vì vậy, bệnh nhân ung thư vú không được dùng sữa ong chúa.

Qua bài viết, chúng ta có thể thấy tác dụng sữa ong chúa trong việc chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp. Tuy nhiên, bạn cũng không nên lạm dụng chúng. Trước khi sử dụng, bạn nên cân nhắc về tình trạng của bản thân rằng liệu có hợp với sữa ong chúa hay không. Tốt nhất là nên có sự hướng dẫn của bác sĩ nhé!

Chúc bạn thật nhiều sức khỏe và luôn tươi trẻ!

Để tìm hiểu thêm về các sản phẩm của Ongmat.vn, bạn có thể xem tại tại đây hoặc liên hệ qua fanpage Ongmat.vn để được tư vấn.

 

Trả lời

Liên hệ Facebook
0971.37.31.34