Cây trà xanh là loài cây nổi tiếng tại Việt Nam, nhất là ở các vùng đồi núi. Loài cây này là sản phẩm dùng để uống hàng ngày lại vừa có tác dụng chữa bệnh được người Việt Nam sản xuất cho nhu cầu trong và ngoài nước. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu về cây trà xanh, tất tần tật những đặc điểm sẽ được ongmat.vn chia sẻ tại bài viết này đây! 

Tổng quan về cây trà xanh

Trước khi tìm hiểu về đặc điểm cũng như công dụng của cây trà xanh thì chúng ta cùng tìm hiểu những thông tin tổng quan về lại cây này.

Cây trà xanh là cây gì?

Cây trà xanh còn được người miền Bắc gọi là cây chè xanh và theo tên khoa học là camellia sinensis. Loài cây này thuộc dòng cây xanh lưu niên, mọc thành bụi và đặc biệt là có rất nhiều lá.

Loài cây này có nguồn gốc từ Đông Nam Á và cho đến giờ thì đã phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới nhất là khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới. Cây chè xanh được trồng với nhiều mục đích khác nhau như: Thu hoạch lá trà, búp trà để vừa phục vụ nhu cầu trong nước hoặc đem xuất khẩu. Ngoài ra, cây trà xanh còn được tạo dáng bonsai để làm cảnh trong nhà.

Cây trà xanh thuộc dòng cây xanh lưu niên, mọc thành bụi
Cây trà xanh thuộc dòng cây xanh lưu niên, mọc thành bụi

>>> ĐỌC TIẾP: Bột matcha trà xanh và nghìn lẻ một cách sử dụng

Cây trà xanh có đặc điểm gì?

Để có thể trả lời thắc mắc cây trà xanh có mấy loại thì hãy tìm hiểu kỹ về các đặc điểm của loài cây này sau đây:

Thân và cành chè

Cây trà xanh chỉ có duy nhất một thân chính và tiếp theo đó là sẽ được phân ra các cấp cành. Với nhiều hình dạng phân cành thì sẽ phần thân chè thành 3 loại sau: Thân bán gỗ, thân gỗ và thân bụi.

Cành chè được phát triển từ mầm dinh dưỡng vì thế trên cành chè sẽ chia thành nhiều đốt. Cành trà cùng với thân trà đã tạo ra một tán cây chè. Nếu thân chè và số lượng cành cân đối thì sẽ cho ra sản lượng chè cao.

Mầm chè

Cây trà xanh sẽ có những loại mầm như: Mầm sinh thực và mầm dinh dưỡng. Mầm sinh dưỡng khi phát triển thì sẽ cho ra cành lá còn mầm sinh thực sẽ cho ra nụ hoa và quả.

Búp chè

Búp chè là một đoạn non phát triển từ 1 cành trà xanh. Búp trà xanh được tạo thành từ mầm dinh dưỡng với 2 hoặc 3 lá non và tôm. Tuỳ thuộc vào giống, loại cũng như lượng phân bón và kỹ thuật chăm sóc, điều kiện và thổ những ở nơi trồng mà kích thước búp chè khác nhau. 

Búp của cây trà xanh sẽ bao gồm hai loại: búp bình thường sở hữu cả lá non và tôm chè còn búp không bình thường ( búp mù xòe ) sở hữu lá non nhưng không hề có tôm chè.

Lá chè

Nếu bạn đã từng dùng trà xanh Thái Nguyên thì đều biết loại này được tạo ra từ lá trà xanh.  Lá này mọc cách trên cành và mỗi đốt sẽ có một lá. Lá trà xanh thường có gân rất rõ nhưng gân chính thì không hề phát triển ra rìa lá.

Rìa lá trà xanh có hình răng cưa và tuỳ giống chè mà hình dáng của rìa cũng khác nhau. Lá trà xanh thông thường sẽ có chiều dài khoảng 3-15cm với phần tán lá rộng khoảng 2-6cm có màu xanh lục đậm từ trên xuống dưới.

Mỗi cây trà xanh thường có những loại lá sau:

  • Lá vảy ốc với vảy nhỏ, cứng và có màu nâu.
  • Lá mẹ: có vai trò nuôi dưỡng các chồi non mới mọc.
  • Lá cá hay còn gọi là lá thật thứ nhất nhưng về không phát triển bình thường.
  • Lá thật còn gọi là lá bình thường phát triển trên cành chè.
  • Tôm chè là phần non nhất trên cùng của cành chè chưa xoè và có nhiều lá non bao xung quanh.
Lá chè xanh mọc cách trên cành và mỗi đốt sẽ có một lá
Lá chè xanh mọc cách trên cành và mỗi đốt sẽ có một lá

Rễ cây trà xanh

Rễ cây trà xanh gồm hệ thống: Rễ trụ, rễ bên hay rễ hấp thu.

Hoa trà xanh

Hoa cây trà xanh được phát triển từ mầm sinh trưởng thực và hoa này thường mọc thành chùm, vươn ra từ nách. Nụ hoa này xuất hiện từ tháng 6 và vào tháng 11- 12 sẽ phát triển rộ. Mỗi cây chè thường có khoảng 100- 200 hoa. Loài hoa này là hoa lưỡng tính với khoảng 5- 7 cánh màu trắng với khoảng 200 – 400 nhị đực. 

Quả cây chè xanh

Quả của cây trà xanh thuộc là loại quả nang và mỗi quả sở hữu 3 ngăn và có khoảng 2- 3- 4 hạt. Khi quả trà xanh chính thì có màu nâu và quả sẽ nẻ ra khiến hạt bắn ra ngoài.

Hạt chè

Hạt của cây trà xanh sở hữu hay lớp vỏ dày và cứng với khối lượng diệp tử lớn. Hàm lượng dầu cùng chất béo có trong hạt trà xanh khá cao và rất dễ bị phân giải để tăng sức nảy mầm. Hạt chè xanh thường chín sinh lý trước khi chín hình thái do đó cần phải tiến hành thu hoạch sớm.

Cây trà xanh có thành phần gì?

Cây trà xanh sở hữu những thành phần hoá học chính sau đây để có thể phát huy các tác dụng của mình:

  • Nhóm chất đường như: Glucoza, fructoza,.. 
  • Nhóm tinh dầu bao gồm citronellol, metyl salixylat,…
  • Nhóm sắc tố gồm caroten, xantophin, chất diệp lục,…
  • Nhóm axit hữu cơ với 8-9 loại khác nhau
  • Nhóm chất vô cơ bao gồm photpho, kali, flo, magie, lưu huỳnh, canxi,..
  • Nhóm vitamin gồm có vitamin C, B1, B2, PP,…
  • Nhóm glucozit
  • Nhóm chất chát (tanin)
  • Nhóm chất nhựa
  • Nhóm chất keo hay còn gọi là petin
  • Nhóm angel bao gồm theobromin, theophylin, cafein, adenin, guanin,..
  • Nhóm protein cùng axit amin
  • Nhóm enzym.

Cây trà xanh có tác dụng gì?

Để có thể trả lời cho thắc mắc cây trà xanh có tác dụng gì, chúng ta phải hiểu về tác dụng của từng thành phần của nó.

Lá trà xanh 

  • Diệt khuẩn.
  • Giúp cơ thể tỉnh táo, tăng khả năng kích thích lao động, thoải mái và có niềm vui.
  • Chống chất phóng xạ.
  • Hỗ trợ tốt cho hệ hô hấp và tim mạch.
  • Kích thích tốt cho hệ tiêu hóa và bài tiết.
  • Giảm chất béo và cholesterol có trong máu.
  • Bảo vệ thần kinh tốt cho bệnh Parkinson
  • Phòng ngừa bệnh đau răng.
  • Bột từ lá trà xanh khi kết hợp với mật ong rừng nguyên chất có thể sử dụng làm mặt nạ dưỡng da.
Bột trà xanh chứa nhiều dưỡng chất tốt cho da mặt
Bột trà xanh chứa nhiều dưỡng chất tốt cho da mặt

>>> XEM THÊM: Da nhăn, dạ mụn, sử dụng bột trà xanh đắp mặt ngay!

Tác dụng của bã chè xanh

  • Sau khi uống trà xong, bạn có thể phơi khô bã chè cho vào túi giấy để trong tủ lạnh để khử mùi thực phẩm hay trong nhà vệ sinh để khử mùi hôi.
  • Cho bã chè vào chảo hay xoong rồi rang 1 – 15 phút để khử mùi tanh của cá.
  • Chà bã chè lên gương hay kính bị ố rồi sau đó dùng khăn lạnh lau lại thì kính và gương sẽ bóng sáng.
  • Đốt bã trà khô để hun muỗi, ruồi, gián,…
  • Cho bã trà đã dùng vào chậu cây để giữ độ ẩm của cây.

Như vậy, ongmat.vn có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về cây trà xanh để có thể phát huy các tác dụng của loài cây này cho cuộc sống hàng ngày. Để có thêm kinh nghiệm hay bạn hãy xem thêm các bài chia sẻ khác của chúng tôi nhé!

Trả lời

Liên hệ Facebook
0971.37.31.34