Tam thất được biết đến là một loài thảo dược được sử dụng để điều trị nhiều căn bệnh khá phổ biến trong y học. Vậy đây là loại cây gì và công dụng như thế nào? Sử dụng cây tam thất như thế nào cho đạt hiệu quả? Cùng ongmat.vn theo dõi ngay bài viết sau đây để hiểu rõ hơn về loại thảo dược này nhé!
Nội dung bài viết
Tam thất là gì?
Tam thất là một loài cỏ sống lâu năm có kích thước nhỏ. Mỗi cây chỉ có một cụm nụ hoa tam thất màu vàng xanh nhạt mọc đơn độc trên đỉnh thân cùng 3 đến 6 chiếc lá mọc đối trên ngọn cây.
Lá cây có dạng hình lông chim với các mép hình răng cưa. Quả hình cầu dẹt, mọng, hạt màu trắng, khi chín có màu đỏ tươi rất đẹp. Phần hoa của cây thường nở vào khoảng tháng 5 đến tháng 7 và ra quả vào tầm tháng 8 đến tháng 10.
Đây là một loại thảo dược ưa ẩm và ưa bóng mát thường mọc ở độ cao trên 1.500m so với mực nước biển. Ở Việt Nam, loài cây thảo này được nhiều người dân trồng tại Lai Châu, Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang,…
Rễ là bộ phận có giá trị dinh dưỡng cao được thu hái và sử dụng nhiều nhất. Sau khi thu hoạch, rễ cây sẽ được rửa sạch, phơi khô và phân loại ra theo từng bộ phận.
Những thành phần hóa học có trong cây tam thất
Tam thất được sử dụng như một loại dược liệu trong y học bởi chúng có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng, trong đó có các hợp chất hóa học như:
- Saponin 4,42 – 12%: Ginsenoside Rg1, ginsenoside Rb1, ginsenoside Re, notoginsenoside R1.
- Tinh dầu: octadecan, α-guaien, β-guaien
- Flavonoid, phytosterol: daucosterol, β-sitosterol, stigmasterol
- Polysaccharide: Arabinogalactan( sanchi nan A)
- Muối vô cơ
Tam thất có tác dụng gì?
Tam thất hiện tại có 2 loại: Tam thất bắc, tam thất nam và tam thất rừng. Tuy nhiên tam thất nam được sử dụng phổ biến hơn cả. Trong đó phần hoa chứa rất nhiều dưỡng chất hữu ích. Vậy tam thất nam có tác dụng gì? Hoa tam thất có tác dụng gì? Cùng khám phá nhé!
Tác dụng tam thất nam
- Hỗ trợ điều trị u xơ tử cung ở chị em phụ nữ, đồng thời ngăn chặn tình trạng trầm cảm sau sinh
- Cải thiện hệ tuần hoàn và mang đến nhiều lợi ích cho tim mạch. Sử dụng bột hoặc củ tam thất nam thường xuyên có thể ngăn ngừa biến chứng của cục máu đông. Hỗ trợ ổn định huyết áp và giảm các trường hợp tái phát bệnh tim.
- Tăng cường hệ miễn dịch và giảm stress.
- Cầm máu và giảm đau do máu bầm và có tác dụng tốt trong việc chữa rắn cắn.
Tác dụng phần nụ hoa của cây
- Hỗ trợ ổn định huyết áp
- Điều hòa giấc ngủ, giảm căng thẳng
- Điều trị các vấn đề liên quan các gan, mật
- Thanh nhiệt, giải độc cơ thể
- Hỗ trợ giảm béo an toàn tại nhà.
Cách sử dụng tam thất
Dạng dùng
Với cây tam thất, người dùng có thể sử dụng dưới nhiều dạng thuốc như: thuốc sắc, thuốc bột, cao uống, giã đắp ngoài da, ngâm tam thất với các nguyên liệu khác như mật ong nguyên chất (mật ong rừng, mật ong hoa nhãn), rượu,…. Trong đó nhiều người băn khoăn không biết thảo dược này ngâm mật ong có tác dụng gì?
Trên thực tế, sự kết hợp giữa mật ong và dược liệu tạo ra bài thuốc bồi bổ cơ thể rất tốt. Ngoài ra, hai nguyên liệu này còn hỗ trợ cải thiện máu, xóa tan nỗi lo hoa mắt chóng mặt,…
Liều dùng
Tùy theo từng bệnh nhân và tình trạng sức khỏe, thầy thuốc sẽ đưa ra liều dùng phù hợp cho từng bệnh nhân. Thông thường liều dùng phù hợp với thuốc sắc hoặc thuốc bột là 4 – 6g/ngày. Để đạt hiệu quả cao trong việc tăng cường miễn dịch và chống lão hóa, người dùng nên sử dụng vào buổi sáng và hạn chế uống vào buổi tối để tránh gây khó ngủ. Đặc biệt, thuốc được hấp thụ tốt nhất khi bụng đói. Tuy nhiên với những bệnh nhân có tiền sử bệnh dạ dày nên uống sau bữa ăn khoảng 30 phút để tránh gây kích ứng tiêu hóa.
Liều dùng tam thất trong các bài thuốc
Tiêu sưng u ở nội tạng và tăng cường máu cho cơ thể
Liều dùng nguyên liệu này phù hợp là 6 – 12g mỗi ngày. Đối với trường hợp mãn tính, bệnh nhân nên duy trì uống lâu dài hoặc tăng cường gấp đôi liều dùng khi chảy máu cấp tính.
Điều trị suy nhược cơ thể cho phụ nữ sau sinh và người già
Để tăng cường hiệu quả của dược liệu, người dùng nên kết hợp 12g thuốc cùng 20g kê huyết đằng, 12g hương phụ và ích mẫu, sâm bố chính mỗi vị 40g. Tán nhỏ và chia liều dùng 20g mỗi ngày.
Điều trị viêm gan cấp tính
Với bệnh viêm gan cấp tính ở tình trạng nặng, bệnh nhân nên sử dụng một tháng thuốc mỗi ngày với các loại dược liệu sau đây:
- Tam thất 12g
- Hoàng bá 20g
- Nhân trần 40g
- Xương bồ 8g
- Bồ công anh, thạch hộc , thiên môn, hồng sâm, mỗi vị 12g
Điều trị bệnh tiểu ra máu ở người bị viêm nhiễm đường tiết niệu cấp tính
Mỗi ngày sử dụng một thang thuốc với hàm lượng như sau:
- Tam thất 4g
- Cỏ nhọ nồi, lệ tre, kim ngân, mỗi vị 16g
- Mộc hương, cam thảo đất, sinh địa, mỗi vị 12g
Điều trị chứng rong huyết
Thang thuốc được dùng để chữa chứng rong huyết do huyết ứ bao gồm:
- Tam thất 4g
- Ô tặc cốt, long cốt, ngải diệp, mẫu lệ, mỗi vị 12g
- Đương quy, đan sâm, đan bì, xuyên khung, mỗi vị 8g
- Mộc dược và ngũ linh chi mỗi vị 4g.
Những lưu ý quan trọng khi sử dụng tam thất
Trong đông y, tam thất được sử dụng với nhiều công dụng hiệu quả, tuy nhiên người dùng không nên tự ý sử dụng cho những trường hợp sau:
- Tránh sử dụng thuốc trong chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ bởi với công dụng tăng lưu thông khí huyết, tam thất có thể khiến chị em chảy máu nhiều hơn bình thường.
- Với trường hợp bị ứ huyết, bệnh nhân có thể sử dụng tam thất như một loại dược liệu điều hoà kinh nguyệt.
- Dùng thảo dược này trong thời gian bị cảm mạo có thể gây nóng trong người.
- Không sử dụng cho phụ nữ có thai nếu chưa có sự chỉ định của bác sĩ vì cây có khả năng thúc đẩy tuần hoàn dễ gây động thai và sảy thai.
- Ngược lại, đối với phụ nữ vừa sinh con bị mất một lượng máu lớn có thể loại bỏ ứ huyết, bổ máu và cầm máu bằng tam thất. Ngoài ra, thảo dược này còn giúp các mẹ bỉm sữa cải thiện vóc dáng sau sinh.
- Chống chỉ định đối với các trường hợp dị ứng và tuyệt đối không nên lạm dụng hoặc tự ý tăng liều lượng.
Tác dụng phụ của tam thất
Bên cạnh những công dụng chính do tam thất mang lại, loại thảo dược này có thể gây ra một số tác dụng phụ như mụn nhọt, mẩn ngứa hoặc dị ứng đối với người có cơ địa quá nóng sử dụng trong thời gian dài.
Những thực phẩm nên tránh sử dụng
Theo nghiên cứu, bệnh nhân không nên sử dụng tam thất kết hợp cùng các loại hải sản tươi sống, các loại đậu tằm, thực phẩm chua, lạnh và cay nóng bởi chúng có thể tăng khả năng bị ngộ độc hoặc dị ứng cho cơ thể đồng thời giảm hấp thu các chất dinh dưỡng. Do đó, khi muốn sử dụng loại dược liệu này, người dùng nên tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ hoặc thầy thuốc trước khi dùng.
Trên đây là những thông tin quan trọng về thảo dược tam thất. Nếu bạn còn bất cứ vấn đề nào thắc mắc về công dụng hoặc cách sử dụng của cây, hãy để lại câu hỏi cho ongmat.vn ngay phần bình luận dưới bài viết để được hỗ trợ giải đáp nhé!
Planned Being a parent and tonerin účinky various other ladies’s health centers may provide sliding-scale costs based upon earnings.