“Củ tam thất có tác dụng gì?” là câu hỏi thường được hỏi nhiều nhất đối với những người mới tìm hiểu về cây tam thất. Nhiều kết quả nghiên cứu mới nhất cho thấy cây tam thất có tác dụng cầm máu, hoạt huyết, ngăn ngừa các bệnh tim mạch, hỗ trợ ung thư,… 

Liệu tác dụng của cây tam thất có dừng lại tại đó? Hãy cùng ongmat.vn tìm hiểu qua bài viết này nhé!​​

Cây tam thất – Vị thuốc quý từ thiên nhiên

Tam thất còn có tên gọi khác là sâm tam thất, điền thất, tam thất bắc, kim bất hoán. Tên khoa học là Panax pseudoginseng wall.

Tam thất thuộc loại thảo dược sống lâu năm. Cây thân thảo, nhỏ, chiều cao trung bình khoảng 30 – 50cm. Lá tam thất có hình chân vịt, mọc vòng, cuống lá dài, có khi dài hơn chiều dài của lá. Mỗi lá có 3 – 7 lá chét, mép lá có hình dạng răng cưa. Thân chính có một số gân cứng thành gai.

Cây tam thất có hoa mọc thành cụm ở đầu cành. Nụ hoa nhỏ, có màu xanh nhạt, về sau chuyển thành màu đỏ. Hoa có hình dạng xoắn môi. Quả tam thất rất mọng nước, khi chín sẽ chuyển từ màu xanh sang màu đỏ. Trong quả có chứa hai hạt hình cầu màu trắng.

Củ tam thất là phần rễ phình ra. Củ thường có màu đen, vàng hoặc xám tùy theo điều kiện sống như vùng đất, khí hậu và thổ nhưỡng. Nhân gian thường có câu “đen như củ tam thất” là vì vậy.

Tam thất được xem là một dược liệu quý vì không dễ khai thác và bảo vệ. Hiện nay, nguồn tam thất tự nhiên đang dần cạn kiệt nên người dân ở một số tỉnh đang chuyển sang trồng tam thất theo tiêu chuẩn GACP -WHO. 

Cây tam thất là một loại thảo dược sống lâu năm ở những vùng núi cao
Cây tam thất là một loại thảo dược sống lâu năm ở những vùng núi cao

Củ tam thất có thể tìm thấy ở đâu?

Đặc tính của tam thất là ưa bóng mát nên cây thường mọc ở những vùng núi cao từ 1500m. 

Tại Việt Nam, cây tam thất có thể tìm thấy ở dãy Hoàng Liên Sơn hoặc những nơi vùng núi cao phía Bắc như Hà Giang, Lạng Sơn, Cao Bằng, Lai Châu,… 

Ngoài ra, có một số nước trên thế giới, điển hình là Trung Quốc cũng là nơi phân bố của cây tam thất. Cây tam thất mọc nhiều ở một số tỉnh như Tứ Xuyên, Vân Nam, Giang Tây,…

Củ tam thất được chia làm hai loại là tam thất nam và tam thất bắc.

Tam thất nam: Vỏ màu trắng vàng, hình dáng giống quả trứng, chia thành nhiều nhánh. Ruột có màu trắng ngà, vị cay nóng.

Tam thất bắc: Vỏ màu xám xanh hoặc đen, bóng sáng. Củ có hình dạng như ốc sên hoặc hình trụ.

Có hai loại tam thất là tam thất bắc và tam thất nam
Có hai loại tam thất là tam thất bắc và tam thất nam

Bộ phận nào của cây tam thất có thể sử dụng?

Hầu hết các bộ phận của cây tam thất đều có thể sử dụng để làm thuốc. Trong đó, phần rễ là phần được dùng làm thuốc nhiều nhất. Thông thường, người ta thường mang rễ cây tam thất về rửa sạch, phơi khô (hoặc sấy). Sau đó, phân loại thành rễ củ, rễ nhánh và thân rễ rồi tán thành bột mịn.

Rễ củ tam thất có hình dạng thay đổi là hình trụ và hình chùy ngược. Rễ có độ dài tầm 1.5 – 4.0cm, đường kính 1.2 – 2.0mm. Mặt ngoài rễ có màu vàng lai xám nhạt, trên mặt có những vết nhăn dọc nhỏ. Trên một đầu có những bướu nhỏ, đó là vết tích của rễ con. Phần dưới có khi phân nhánh, phần đỉnh có vết tích của thân cây.

Thành phần hóa học của rễ tam thất có nhiều nhóm chất như saponin (4,42–12%), ginsenoside như Rb1, Rb2, Rb3 Rc, Rd, Re, Rg1, Rg2-Rh1 và glucoginsenosid. 

Rễ tam thất còn chứa tinh dầu như α-guaien, β-guaien và octadecan). Ngoài ra, còn có chứa flavonoid, phytosterol (β-sitosterol, stigmasterol, daucosterol), polysaccharide (arabinogalactan: sanchinan A), muối vô cơ, 16 amino acid và các nguyên tố như Fe, Ca và đặc biệt là 2 chất saponin là arasaponin A, arasaponin B…

Hầu hết, các bộ phận của cây tam thất đều có thể sử dụng
Hầu hết, các bộ phận của cây tam thất đều có thể sử dụng

Củ tam thất có tác dụng gì?

Để trả lời cho câu hỏi: “Củ tam thất có tác dụng gì cho sức khỏe?” hay “Uống củ tam thất có tác dụng gì?” thì trước tiên, mời bạn đọc tìm hiểu về các công dụng của củ tam thất qua các khía cạnh Đông y và Tây y.

Công dụng của củ tam thất trong Đông y

Tam thất có vị ngọt, tính ôn và hơi đắng. Trong Đông y, công dụng của củ tam thất được biết đến như sau.

Bồi dưỡng cơ thể: Bột củ tam thất dùng để bồi dưỡng cơ thể cho những người bị suy nhược hoặc mới ốm dậy.

Chữa bệnh phụ khoa: Bột củ tam thất kết hợp với tim lợn giúp giảm chảy máu sau sinh, giảm sản hậu huyết ứ gây đau bụng. Ngoài ra, tam thất còn chữa đau bụng kinh nguyệt, rong kinh, máu nhiều.

Chữa các bệnh về máu: Tam thất rất bổ huyết và hoạt huyết, thích hợp cho người bị máu lưu thông kém, người có nhiều vết máu tụ, bầm tím.

Chữa huyết áp cao: Ngoài củ ra thì nụ tam thất còn được dùng để hãm nước uống cho người bị cao huyết áp.

Công dụng của củ tam thất trong Tây y

Tây y thường có những nghiên cứu khoa học về cây tam thất. Kết quả, họ đưa ra minh chứng về tác dụng chữa bệnh của cây. Đặc biệt là đối với bệnh tim mạch và ung thư. Dưới đây là một số công dụng chữa bệnh của củ tam thất theo Tây y.

Bảo vệ tim mạch và ngăn ngừa xơ vữa động mạch

Trong tam thất có hoạt chất notoginsenoside. Với tác dụng làm giãn mạch, ngăn ngừa xơ vữa động mạch và chữa các chứng bệnh đau do máu ứ trệ như rối loạn tuần hoàn ngoại biên và co thắt động mạch vành. 

Cầm máu, tiêu máu và giảm sưng

Tam thất được sử dụng để tiêu máu trong các trường hợp máu tụ, máu bầm cho phẫu thuật hay do va đập mạnh.

Đối với những vết thương hở, có thể rắc bột tam thất trực tiếp lên vết thương để cầm máu.

Đối với những vết thương do phẫu thuật, người bệnh có thể uống bột tam thất trực tiếp hoặc ăn những món chế biến từ bột tam thất như canh tam thất, tam thất hầm gà, cháo tam thất,… để vết thương màu lành.

Trị mụn, đẹp da

Tam thất cũng có tác dụng trong việc làm đẹp da như thanh nhiệt, giải độc, giảm mụn, tiêu viêm và ngăn ngừa lão hóa. Củ tam thất kích thích quá trình trao đổi chất để bổ sung lượng vitamin và khoáng chất cần thiết cho da thông qua việc uống trực tiếp, đắp mặt nạ hoặc kết hợp cùng với những thực phẩm khác (ví dụ như gà, tim lợn, cá, mật ong,…).

Xem thêm: Công dụng của mật ong trong việc làm đẹp da

Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư

Trong củ tam thất có chứa Saponin và Flavonoid. Hai hoạt chất này có tác dụng hạn chế sự phát triển của các tế bào ung thư, tăng sức đề kháng và chống lại sự tấn công của virus, vi khuẩn.

Ngoài ra, hoạt chất notoginsenoside làm giảm khối u. Từ đó, ngăn khối u phát triển, hạn chế sự di căn của tế bào ung thư đến các cơ quan khác trong cơ thể. Nó còn giúp kéo dài thời gian sống cho các bệnh nhân mắc các loại ung thư.

Đối với những bệnh nhân đã trải qua giai đoạn hóa trị, xạ trị, phẫu thuật thì không thể tránh khỏi các triệu chứng mệt mỏi, chán ăn, suy dinh dưỡng, rụng tóc,… Lúc này, sử dụng tam thất giúp giảm được những tình trạng trên. Ngoài ra, còn giúp điều hòa đường huyết, giảm mỡ trong máu.

Điều hòa kinh nguyệt

Các vấn đề kinh nguyệt không đều, rối loạn kinh nguyệt thường có những triệu chứng như đau bụng, ra máu ít, rong kinh,… Nếu không xử lý và chữa trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh lý và chức năng sinh sản. Trong tam thất chứa thành phần hoạt tính giống hormone giúp điều hòa kinh nguyệt, giảm đau bụng. Từ đó, chu kỳ kinh nguyệt được ổn định hơn.

Hạ đường huyết

Khi chỉ số đường huyết quá thấp hoặc quá cao đều gây ra những tác động xấu đến sức khỏe. Việc giữ chỉ số đường huyết ổn định góp phần phòng ngừa bệnh tiểu đường. Hoạt chất Saponin Rg1 trong củ tam thất có tác dụng trong việc giảm đường trong máu và ổn định chỉ số đường huyết.

Tam thất có nhiều tác dụng trong cả Đông y lẫn Tây y
Tam thất có nhiều tác dụng trong cả Đông y lẫn Tây y

Những đối tượng cần cẩn trọng khi sử dụng cây tam thất

Tam thất là một vị thuộc có tính ôn, tuy nhiên dùng trong một thời gian dài sẽ gây nóng trong người. Đi cùng đó là một số triệu chứng như đi ngoài, nhiệt miệng, khó chịu, kích ứng da,… Do vậy, trong quá trình sử dụng, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có chỉ định sử dụng hợp lý. Khi dùng tam thất phải kết hợp với chế độ ăn uống và luyện tập thể chất. Bên cạnh đó, cần lưu ý sử dụng cây tam thất cho những đối tượng sau.

Thai phụ: Đối với thai phụ, chỉ nên sử dụng sau khi đã sinh xong. Tuyệt đối không dùng tam thất để bồi bổ trong quá trình mang thai.

Nữ giới đang hành kinh: Trong lúc hành kinh, không nên sử dụng tam thất vì bởi nó có tính hoạt huyết hóa ứ, có thể kinh nguyệt ra nhiều. Tuy tam thất có tác dụng điều hòa kinh nguyệt nhưng vẫn nên hỏi ý bác sĩ trước khi sử dụng.

Người đang cảm lạnh: Không dùng tam thất vì sẽ khiến bệnh trở nặng hơn.

Những đối tượng không được sử dụng tam thất là thai phụ, người đang hành kinh, người đang cảm lạnh
Những đối tượng không được sử dụng tam thất là thai phụ, người đang hành kinh, người đang cảm lạnh

Cách sử dụng củ tam thất tốt nhất

Tam thất có nhiều cách dùng để đạt hiệu quả tùy vào thể trạng, tình trạng bệnh và thời gian sử dụng. Tuy nhiên cần biết những cách dùng đúng để tránh lãng phí và hạn chế ra tác dụng phụ không cần thiết. Có 3 cách dùng củ tam thất phổ biến là: Dùng tươi thái lát, nghiền thành bột mịn và viên nang.

Thời điểm dùng tam thất tốt nhất là sau mỗi bữa ăn. Bạn có thể trộn một muỗng cà phê bột tam thất cùng với sữa bò hoặc nước ấm để uống. Ngoài ra, còn có những cách dùng bột tam thất sau mà bạn có thể tham khảo.

Uống bột tam thất pha cùng nước ấm

Cách sử dụng củ tam thất này là cách đơn giản và nhanh nhất. Bạn dùng 1 – 2 thìa cà phê bột tam thất pha cùng với nước ấm. Duy trì việc uống bột tam thất mỗi ngày giúp cải thiện tình trạng suy nhược. Tần suất sử dụng được khuyến nghị là uống cách 1 tuần hoặc 2 tuần.

Hình 6 – Pha bột tam thất với nước ấm để uống mỗi ngày để cải thiện tình trạng suy nhược cơ thể

Uống bột tam thất với mật ong

Tam thất kết hợp với mật ong là bài thuốc vô cùng tốt cho sức khỏe. Vị đắng của tam thất kết hợp với vị ngọt của mật ong giúp cải thiện các vấn đề về tiêu hóa, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư cũng như chữa bệnh thiếu máu.

Cách làm bột tam thất pha với mật ong đơn giản như sau. Bạn cho mật ong vào lọ, sau đó mới cho bột tam thất vào để tránh vón cục. Với bột tam thất chỉ nên cho một lượng nhỏ rồi khuấy đều liên tục. Không pha quá loãng hoặc quá đặc, thành phẩm dẻo là ổn nhất. Mỗi ngày dùng 1 – 2 thìa tam thất mật ong trước bữa ăn.

Tam thất mật ong là một vị thuốc tốt cho sức khỏe
Tam thất mật ong là một vị thuốc tốt cho sức khỏe

Bột tam thất hầm canh

Dùng bột tam thất để hầm canh, súp rất tốt cho người có thể trạng yếu, hay đau bệnh, phụ nữ sau sinh và người có đề kháng yếu.

Công thức hầm bột tam thất dễ làm như sau: Dùng 1 – 2 thìa cà phê bột tam thất cho vào nguyên liệu hầm (có thể là gà, bồ câu, tim lợn,…). Trộn đều nguyên liệu rồi cho vào nồi hầm. Thêm rau củ để tăng độ ngọt và nêm nếm gia vị vừa ăn.

Tam thất mang đi hầm canh giúp bồi bổ cho những người có thể trạng yếu
Tam thất mang đi hầm canh giúp bồi bổ cho những người có thể trạng yếu

Qua bài viết này, có lẽ bạn đọc cũng đã phần nào có thêm nhiều kiến thức về củ tam thất, cũng như công dụng và cách dùng của nó. Mong rằng bạn sẽ tận dụng thật tốt vị thuốc này để cải thiện sức khỏe, chữa bệnh và làm đẹp.

Với cách dùng tam thất với mật ong, bạn có thể tìm mua mật ong rừng nguyên chất tại cửa hàng trực tuyến của ongmat.vn. Với nguồn mật ong được khai thác tự nhiên, không qua xử lý hóa chất. Chúng tôi cam kết mang đến sản phẩm mật ong chất lượng với giá cả hợp lý. 

Để được tư vấn mua hàng nhanh nhất, bạn có thể liên hệ qua hotline 0971 373 134 hoặc fanpage Ongmat.vn.

Chúc bạn đọc luôn có thật nhiều sức khỏe!

Trả lời

Liên hệ Facebook
0971.37.31.34