Củ tam thất là thành phần chính trong rất nhiều bài thuốc dân gian, được đánh giá cao bởi các tác dụng dược lý phong phú. Trong bài viết này, Ongmat.vn sẽ giới thiệu đến bạn các công dụng, cách dùng cũng như một vài lưu ý khi sử dụng củ tam thất! Cùng theo dõi nhé!

Củ tam thất là gì?

Củ tam thất là một bộ phận cực giàu chất dinh dưỡng của cây tam thất, còn được biết đến là phần nhỏ trong rễ củ của cây. Đây là một loại cây nhỏ, có từ 3 đến 6 lá hình lông chim, mọc phía trên đỉnh thân. Nụ hoa tam thất mọc đơn độc trên phía ngọn, sở hữu màu lục xen chút vàng nhạt, thường nở vào khoảng tháng 5 – 7. 

Củ tam thất chứa rất nhiều dưỡng chất có ích
Củ tam thất chứa rất nhiều dưỡng chất có ích

Củ của tam thất có 2 loại củ tam thất phổ biến là củ tam thất bắc và củ tam thất nam. Phần củ này sẽ được lấy đi trước khi cây ra hoa, sau đó rửa sạch, sấy hoặc phơi khô. Người ta sẽ bắt đầu phân loại rễ đó thành thân rễ, rễ nhánh và rễ củ để dễ dàng sử dụng trong từng bài thuốc cụ thể.

Củ cây tam thất có tác dụng gì?

Củ cây tam thất tươi sở hữu nhiều công dụng rất đặc biệt. Từ lâu nguyên liệu này đã trở thành một dược liệu quý trong y học. Nhìn trong lĩnh vực y học cổ truyền, ta thấy được củ tam thất được dùng trong nhiều bài thuốc trị bệnh lý về gan và thận, hơn nữa còn giúp bổ huyết và tiêu sưng. Hương vị của củ tam thất trong những bài thuốc như vậy thường được đánh giá là mang vị đắng ngọt đủ cả, lại có tính ôn cao.

Củ tam thất có tác dụng cầm máu hiệu quả
Củ tam thất có tác dụng cầm máu hiệu quả

Ngoài ra, củ của tam thất cũng được trồng nhiều ở các vùng đồng bằng, cho tác dụng cầm máu tốt và cũng góp phần điều trị cứu thương khi bị rắn cắn. Ngày nay, xét theo góc nhìn y khoa hiện đại, củ cây tam thất còn được khám phá với nhiều công dụng phong phú khác như: 

  • Củ cây tam thất làm tăng tính nhạy cảm của một số mô ung thư với các loại thuốc đặc hiệu. Do đó nó có khả năng làm giảm tác dụng phụ cho bệnh nhân ung thư khi họ phải sử dụng quá nhiều thuốc tây.. 
  • Trong củ tam thất có chứa các thành phần chống viêm mạch máu, tiêu trừ máu đông, phân hủy chất béo xấu và làm giảm tổn thương cơ tim. Từ đây, người ta sử dụng nó để ổn định huyết áp, giảm xơ vữa mạch vành và hạn chế tần suất lên cơ đau thắt ngực, giúp cho trái tim khỏe mạnh hơn.
  • Củ cây tam thất còn có tác dụng tiêu máu tốt nên được sử dụng dưới dạng bột để cầm máu trong điều trị nhãn khoa
  • Tăng ham muốn tình dục cũng là một trong những công dụng mà củ tam thất đem lại, ở cả nam giới và nữ giới.

Củ cây tam thất được dùng thế nào trong các bài thuốc dân gian?

Trong các bài thuốc dân gian, củ tam thất được sử dụng dưới nhiều hình thức như thuốc bột, thuốc sắc, giã đắp, rắc bột, cao uống và chè hãm. Theo đó, các hình thức này được sử dụng tùy theo từng bài thuốc như sau:

Bài thuốc chữa băng huyết (ra nhiều máu sau sinh)

Ở bài thuốc này, bàn cần tán nhỏ củ tam thất ra. Sau đó dùng dược liệu để uống với nước cơm, dùng 8g/lần.

Bài thuốc chữa sưng u nội tạng, chảy máu, giảm hồng cầu

Dùng bột tam thất, uống hàng ngày khoảng 6 – 12g/lần (nếu mãn tính thì uống dài ngày, chảy máu cấp thì gấp đôi liều lượng).

Bài thuốc chữa chảy máu do bị thương ngoài da

Lấy lá cây tam thất giã nhỏ. Sau đó bạn hãy chắt nước để uống. Còn lại phần bã dùng đắp lên vết thương ngoài.

Bài thuốc chữa suy nhược (dùng cả cho người cao tuổi và phụ nữ sau sinh)

Bạn cần tán nhỏ 12g tam thất, 40g sâm bố, 40g ích mẫu, 20g kê huyết đằng và 12g hương phụ. kế tiếp, bạn hãy sắc thang thuốc này để uống mỗi ngày. Nếu muốn giảm liều lượng thì phải giảm theo đúng tỷ lệ để giữ được công dụng của bài thuốc.

Bài thuốc chữa viêm gan nặng

Sắc uống mỗi ngày một thang theo tỷ lệ 12g tam thất, 40g nhân trần, 20g hoàng bá, 12g mỗi loại thiên môn, bồ công anh, huyền sâm, thạch hộc, mạch môn cùng 8g xương bồ.

Củ tam thất kết hợp cùng huyền sâm, thiên môn, thạch hộc để chữa viêm gan
Củ cây tam thất kết hợp cùng huyền sâm, thiên môn, thạch hộc để chữa viêm gan

Củ cây tam thất ngâm mật ong

Bạn có thể ngâm nguyên liệu này với các loại mật ong như mật ong rừng, mật ong hoa nhãn để sử dụng. Đầu tiên, bạn cần vệ sinh sạch phần của tam thất, sau đó tán thành bột mịn. Trộn đều bột với mật ong theo tỷ lệ tương ứng 1:2 và ủ trong 2 ngày là bạn có thể sử dụng hỗn hợp.

Củ cây tam thất ngâm rượu

Củ tam thất ngâm rượu vừa thơm ngon, vừa bổ dưỡng. Bạn có thể ngâm 1kg củ tam thất với 3 lít rượu 40 độ. Sau đó chờ rượu ngấm khoảng 15 ngày là có thể sử dụng để uống.

Bài thuốc chữa rong huyết

Sắc uống mỗi ngày một thang theo tỷ lệ 4g tam thất, 12g mỗi vị ô tặc cốt, mẫu lệ, long cốt và ngải diệp; 8g mỗi vị đan sâm, đan bì, xuyên khung và đương quy; cùng 4g mỗi vị ngũ linh chi và mộc dược.

Các lưu ý khi sử dụng củ tam thất

Củ tam thất quả thật là loại dược liệu quý trong y học, nhưng nếu không biết cách dùng chính xác thì rất dễ đem lại các tác dụng phụ không mong muốn. Vì thế, bạn cần ghi nhớ 5 lưu ý dưới đây trước khi quyết định sử dụng các bài thuốc chứa tam thất:

  • Không dùng củ tam thất khi bệnh nhân bị cảm mạo phong nhiệt (cảm nóng) vì sẽ gây nóng thêm, lâu khỏi.
  • Không dùng củ tam thất trong thời kỳ kinh nguyệt nếu không muốn bị chảy máu nhiều hơn, nhưng nếu bị ứ huyết, kinh không đều thì có thể sử dụng.
Không nên sử dụng củ tam thất với phụ nữ trong thời gian hành kinh
Không nên sử dụng củ tam thất với phụ nữ trong thời gian hành kinh
  • Không dùng cho phụ nữ có thai vì rất dễ động thai, còn nếu mới sinh thì nên dùng để bổ huyết, cải thiện vóc dáng.
  • Không nên dùng cho những người bị dị ứng với các thành phần của tam thất.
  • Không dùng cách lạm dụng hoặc uống nhiều hơn liều lượng khuyên dùng vì dễ bị phản tác dụng và gây ra nhiều tác dụng phụ khác.

Trên đây là các thông tin về công cụ, cách dùng và lưu ý khi sử dụng củ tam thất trong các bài thuốc do ongmat.vn tổng hợp. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào liên quan, bạn hãy liên hệ ngay với ongmat.vn trong hôm nay nhé!

Trả lời

Liên hệ Facebook
0971.37.31.34